(TN&MT) – Trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, ý thức về việc nâng cao sức khỏe của người dân ngày càng cao, thực phẩm sạch, an toàn đã được kiểm chứng đang là lựa chọn hàng đầu được nhiều gia đình hướng đến.
Trước tình trạng thực phẩm kém chất lượng, hàng giả tràn lan trên thị trường, người tiêu dùng đang dần khắt khe hơn trong sự lựa chọn của mình. Trong vài năm trở lại đây, xu hướng thực phẩm an toàn, có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường trở nên phổ biến và trở thành một xu hướng mới trong ngành thực phẩm tại Việt Nam. Các cơ sở kinh doanh, chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn ngày càng nhiều với đủ mọi mặt hàng để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Báo cáo xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của AC Nielsen cho thấy có đến 86% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lựa chọn sản phẩm organic cho những bữa ăn hàng ngày bởi tính an toàn, giàu dinh dưỡng và hương vị thơm ngon. Các chuyên gia cũng cho rằng, khi thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu về đời sống cao hơn, tỷ lệ dân số trẻ cao và tầng lớp trung lưu phát triển, người tiêu dùng sẽ dần trở thành những người tiêu dùng thông minh và hướng đến một lối sống xanh và lành mạnh thông qua việc sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ và nguyên liệu sạch.
Kinh doanh thực phẩm sạch đã 3 năm nay, chị Vũ Thị Hà Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết nhiều khi “cung không đủ cầu”, bởi nhu cầu của khách hàng rất cao mà nguồn thực phẩm chất lượng lại có hạn. Thực phẩm ở cửa hàng của của chị đều có xuất xứ rõ ràng, từ các vùng trên khắp cả nước và có cả thực phẩm nhập khẩu, chủ yếu là các mặt hàng như thịt, rau củ quả, hải sản… Theo chị Hà Anh, tuy giá của các loại thực phẩm hữu cơ, có nguồn gốc tự nhiên có giá thành cao hơn những thực phẩm thông thường nhưng khách hàng vẫn sẵn sàng chi trả để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.
Để khách hàng tin tưởng, chị Hà Anh đều công khai nguồn gốc xuất xứ, đồng thời dán tem QR code để có thể truy xuất nguồn gốc thực phẩm cùng những thông tin cơ bản. Mỗi ngày cửa hàng của chị nhận được hàng chục đơn hàng, lúc cao điểm có thể lên tới hàng trăm đơn.
Bỏ công việc văn phòng tại thủ đô về quê mở trang trại thực phẩm sạch, anh Vũ Anh Văn (Phú Thọ) nay đã trở thành ông chủ của một công ty chuyên cung cấp nông sản sạch ở tỉnh Phú Thọ. Anh Văn cho biết, tất cả các thực phẩm được sản xuất tại công ty anh luôn đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP dựa trên 4 tiêu chí (Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất, An toàn thực phẩm, Môi trường làm việc, Truy tìm nguồn gốc sản phẩm) để tới tay người tiêu dùng.
Dọc quanh các con phố, không khó để bắt gặp hình ảnh các cửa hàng thực phẩm hữu cơ, hoa quả sạch. Không chỉ đẩy mạnh việc bán hàng trực tiếp, các cửa hàng này còn phát triển các kênh bán hàng online, quảng bá về sản phẩm.
Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 đang bùng phát vừa qua, người dân dần ý thức hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình, các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc được bán tại các cửa hàng như thịt bò, hoa quả được lựa chọn nhiều cho bữa ăn gia đình.
Theo khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen (Mỹ) cho thấy thói quen ăn uống của người tiêu dùng châu Á sẽ thay đổi sau khi đại dịch COVID-19 qua đi. Trong cuộc khảo sát hơn 6.000 người tại 11 nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á từ ngày 6/3 – 17/3, 86% người Trung Quốc trả lời họ ăn cơm ở nhà thường xuyên hơn thời điểm trước đại dịch, tiếp theo là Hồng Kông (77%); Hàn Quốc, Malaysia, Việt Nam (62%).
Tình hình hàng Thủy sản cũng tương tự nhóm hàng trên. Sáng 9/5, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với DN tổ chức theo hình thức truyền hình trực tuyến và truyền hình trực tiếp với chủ đề: “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”, đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tại Hội nghị, đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam ( VASEP )
Ông Trần Đình Hoè – Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) cũng dự báo có sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam sau dịch, nhất là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và Covid-19. Dự báo này của đại diện VASEP càng có cơ sở khi nhu cầu thực phẩm, nhất là thuỷ sản dự báo tăng mạnh sau dịch.
Tổng Thư Ký Trần Đình Hoè phân tích, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, niềm tin của các nhà đầu tư, các tập đoàn nhập khẩu, bán lẻ, thủy sản Việt Nam gia tăng đáng kể. Các quốc gia sản xuất thuỷ sản cạnh tranh chính với Việt Nam như Ấn Độ, Ecuador… phải phong toả cách ly chống dịch, giảm đến 50% sản lượng sản xuất và xuất khẩu. Còn Indonesia, Thái Lan… cũng giảm 30%. “Khi các nước cạnh tranh chính có độ trễ về phục hồi sản xuất sau dịch so với Việt Nam thì đây là cơ hội lớn”, Tổng thư ký VASEP nhận xét.
Trong nước, chuỗi cung ứng vật tư thiết yếu cho nuôi trồng và chế biến thuỷ sản hầu như không lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Các ngành hàng phụ trợ cho sản xuất thủy sản (sản xuất thuốc, hóa chất, bao bì vật tư, trang thiết bị…) có cơ hội phát triển tại Việt Nam, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thủy sản chủ động hơn trong sản xuất.